
Nếu bạn đang cân nhắc giao dịch toàn thời gian, bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với nhiều thử thách.
2023-01-26 • Cập nhật
Lạm phát đang trở thành tiêu điểm trong các bài báo kinh tế và tin tức toàn cầu. Điều này khiến chúng ta có thể rơi vào tình trạng bối rối trước các thông tin được công bố. Trên thị trường Forex, các nhà giao dịch thường xuyên theo dõi chỉ số kinh tế này.
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về lạm phát và các kiến thức liên quan.
Tỷ lệ lạm phát là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến đà tăng lãi suất, ngay cả khi các nhân tố khác đã được xem xét đến.
Nói một cách đơn giản, lạm phát là mức tăng lũy tiến chung của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Khi giá cả tăng lên, số lượng hàng hóa mà một người có thể mua với một số tiền nhất định giảm xuống. Ví dụ, ngày hôm qua, bạn có 5$ và bạn có thể mua năm thanh sô cô la, nhưng hôm nay, với 5$, bạn chỉ có thể mua được ba thanh sô cô la, do đó, trong trường hợp này, lạm phát đang tăng cao.
Không phải mọi loại lạm phát đều là thảm họa. Lạm phát thay đổi hình thái tác động từ yếu đến mạnh.
Creeping inflation hay lạm phát bò là hình thái lạm phát yếu, trong đó giá cả tăng từ 3% trở xuống mỗi năm. Cục Dự trữ Liên bang cho rằng mức tăng từ 2% trở xuống sẽ có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Đây là cách mở rộng kinh tế tự thân. Điều này lý giải lý do vì sao Fed lại thiết lập mức 2% làm mục tiêu lạm phát.
Walking Inflation hay lạm phát tản bộ là loại lạm phát có mức ảnh hưởng sâu, thường từ 3% đến 10%. Mọi người bắt đầu mua nhiều hơn mức cần thiết để tránh giá tăng cao hơn vào ngày mai. Điều này dẫn đến cầu tăng vượt mức cả nhà cung cấp và tiền lương đều không thể theo kịp. Cuối cùng, hàng hóa và dịch vụ thông thường trở nên đắt đỏ đối với phân đa người tiêu dùng.
Khi lạm phát tăng từ 10% trở lên, điều này sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế trong nước. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài thường hạn chế rót vốn vào quốc gia này và khiến nguồn vốn thiết yếu dần cạn kiệt. Nền kinh tế trở nên lung lay và các nhà lãnh đạo chính phủ không còn giữ được uy tín của mình trong mắt người dân. Lạm phát phi mã phải được ngăn chặn bằng mọi giá nếu không điều này có thể gây suy thoái kinh tế.
Lạm phát phi mã là một hiện tượng kinh tế xuất hiện thường xuyên hơn hình thái siêu lạm phát và được chứng minh qua từng thời kỳ ngay cả trên các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất ở mỗi thời điểm. Ví dụ, lạm phát phi mã đã được quan sát thấy trong những năm sau chiến tranh (1945-1952) và những năm 1970 trước động thái gia tăng giá dầu của OPEC.
Trong những năm 2000, số lượng các quốc gia xảy ra lạm phát phi mã đã giảm đáng kể. Tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong khoảng thời gian này là mức 23% tại Angola vào năm 2004-2005.
Siêu lạm phát xảy ra khi giá tăng hơn 50% mỗi tháng. Điều này cực kỳ hiếm khi xảy ra. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp siêu lạm phát được ghi nhận sau khi chính phủ in tiền để chi trả cho các cuộc chiến tranh. Các ví dụ điển hình về siêu lạm phát có thể kể tên bao gồm Đức trong những năm 1920, Zimbabwe trong những năm 2000 và Venezuela trong những năm 2010. Tại Mỹ, siêu lạm phát đã từng xảy ra trong cuộc Nội Chiến.
Thiểu phát là sự giảm mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ. Đây là quá trình giá cả giảm xuống, trái ngược với lạm phát. Giảm phát dẫn đến gia tăng sức mua của một loại tiền tệ. Nói cách khác, bạn có thể sở hữu cùng một số tiền, nhưng vì giá thấp hơn, đồng đô của bạn sẽ được tăng giá trị. Ví dụ rõ ràng nhất về giảm phát là cuộc Đại Suy Thoái của Mỹ.
Thiểu phát gây ảnh hưởng đáng kể tới GDP vì mọi người không mua hàng hóa để chờ giá giảm. Các ngân hàng trung ương do đó không chỉ phản đối lạm phát mà còn cả thiểu phát.
Hình thái này khác với giảm phát, đây được hiểu đơn giản là tỷ lệ lạm phát GDP của một quốc gia giảm dần theo thời gian (những thay đổi trong tỷ lệ này thường rất rõ nét). Giảm phát xảy ra khi mức tăng giá tiêu dùng chậm lại so với giai đoạn trước khi giá cả tăng.
Lạm phát kèm suy thoái hay stagflation là sự kết hợp của đình trệ và lạm phát. Đây là thời điểm vẫn còn xuất hiện lạm phát giá nhưng tăng trưởng kinh tế bị đình trệ. Vì sao điều này có thể xảy ra? Nếu không có đủ nhu cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vì sao giá cả lại tăng?
Hiện tượng này xảy ra vào những năm 1970 khi Mỹ từ bỏ chế độ bản vị vàng. Khi giá trị của đồng đô không còn được gắn với vàng, nó sẽ giảm mạnh. Đồng thời, giá vàng tăng chóng mặt. Lần đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker đã chấm dứt tình trạng lạm phát kèm suy thoái bằng cách tăng lãi suất cho vay lên hai con số. Ông đã duy trì mức này đủ lâu để xua tan dự báo về lạm phát trong tương lai.
Lạm phát tiền công là sự gia tăng tiền lương danh nghĩa. Điều đó có nghĩa là người lao động được trả lương cao hơn. Tất nhiên, mọi người đều nghĩ rằng họ xứng đáng được tăng lương, nhưng lương cao hơn là một yếu tố của lạm phát do chi phí đẩy (Cost-push inflation). Điều này có thể dẫn đến giá cả hàng hóa và dịch vụ của một công ty tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát cơ bản (hay cơ sở) đo lường áp lực lạm phát trong nền kinh tế chủ yếu xuất phát từ các lực lượng thị trường như những thay đổi về giá cả chỉ phản ánh các điều kiện cung và cầu trong nền kinh tế.
Loại lạm phát này cuối cùng sẽ tăng nếu không có sự bất ổn về kinh tế, cú sốc về nguồn cung, những thay đổi về giá hoặc những xáo trộn khó lường khác.
Tỷ lệ lạm phát lõi đo lường giá cả tăng lên trong mọi lĩnh vực ngoại trừ thực phẩm và năng lượng vì giá của chúng dễ biến đổi theo mùa. Sự lược bớt này giúp cho tỷ lệ lõi trở nên chính xác hơn so với tỷ lệ lạm phát thông thường trong việc đo lường các xu hướng lạm phát cơ bản, đó là lý do tại sao các ngân hàng trung ương thường thích sử dụng tỷ lệ lạm phát lõi khi thiết lập chính sách tiền tệ. Họ sử dụng dữ liệu này như một chỉ báo chính trong việc dự đoán xu hướng lạm phát trong dài hạn. Tuy nhiên, nếu giá nhiên liệu tăng trong một thời gian dài, điều này có thể ảnh hưởng đến lạm phát cơ bản do nó làm tăng kỳ vọng về giá.
Lạm phát lõi được đo lường bằng cả Chỉ Số Giá Tiêu Dùng Lõi (CPI) và Chi Tiêu Tiêu Dùng Cá Nhân Lõi (PCE). CPI phản ánh mức giá tiêu thụ trung bình cho hàng hóa và dịch vụ. PCE đại diện cho giá hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng chi tiêu. Trong trường hợp này, các chỉ số “lõi” được hiểu là ngoại trừ giá thực phẩm và năng lượng. PCE và CPI lõi là hai chỉ số khá tương đồng và đều giúp xác định mức độ lạm phát trong nền kinh tế.
Chúng ta đã được tìm hiểu về các thuật ngữ xung quanh khái niệm lạm phát, tiếp theo, hãy cùng nghiên cứu về cách đo lường và phân tích chỉ số.
Lạm phát được đại diện bởi tỷ lệ lạm phát, phần trăm thay đổi của giá từ năm này sang năm khác. Tỷ lệ lạm phát có thể được đo lường theo một số cách khác nhau:
Phát hành CPI (bạn có thể kiểm tra chỉ số trong Lịch Kinh Tế) rất phổ biến trong giới giao dịch vì dữ liệu có mối liên hệ trực tiếp giữa lạm phát, ngân hàng trung ương và tiền tệ. Hầu hết các nước phát triển cố gắng duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức 2%.
Khi lạm phát tăng cao, ngân hàng trung ương thường tiến hành tăng lãi suất. Kết quả là, nhu cầu tiền tệ tăng lên do lãi suất cao hơn sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này khiến tỷ giá hối đoái tăng vọt. Và ngược lại, khi lạm phát quá thấp, ngân hàng trung ương có thể giảm lãi suất, điều này tác động tới nhu cầu tiền tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm mạnh.
Lạm phát ảnh hưởng đến tất cả các loại tiền tệ, đặc biệt là đồng USD, vì hiện tại, Mỹ đang phải vật lộn với mức lạm phát 7.5%.
Hãy xem ví dụ:
Vào ngày 10/11/2021, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố kết quả CPI 0.9%, mức cao nhất trong năm 2021. Sau thời điểm công bố, đồng USD tăng mạnh so với các đồng tiền khác, ví dụ điển hình là mức tăng 2060 điểm của USD/CAD:
Khi lạm phát giảm, các nhà giao dịch dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ cân nhắc và hỗ trợ nâng giá cổ phiếu & trái phiếu. Ngược lại, nếu lạm phát gia tăng, các nhà giao dịch thường cho rằng các tài sản cứng như hàng hóa sẽ tăng giá trị do Fed chưa kịp điều tiết.
Các nhà giao dịch thường xuyên theo dõi kết quả thực tế của chỉ số CPI so với mức dự báo. Khoảng thời gian chờ đợi chính là thời điểm hoàn hảo để giao dịch bởi trong mọi trường hợp, biến động tạo ra từ kết quả phát hành sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các chiến lược giao dịch.
Tóm lại, không phải mọi loại lạm phát đều đáng sợ. Hơn nữa, đây còn là một cơ hội tuyệt vời để giao dịch theo những thay đổi trên thị trường khi công bố chỉ số CPI, PPI và CPE.
Nếu bạn đang cân nhắc giao dịch toàn thời gian, bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với nhiều thử thách.
Mô hình biểu đồ tam giác là mô hình hợp nhất liên quan đến việc giá tài sản di chuyển trong phạm vi thu hẹp dần.
Nếu bạn giao dịch cổ phiếu thì bạn sẽ có được thông tin về khối lượng giao dịch do sàn giao dịch chứng khoán đem lại, cho phép bạn biết người chơi trên thị trường có hỗ trợ cho một xu hướng giá hay không.
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
Mở tài khoản Thưởng Tăng Cấp phiên bản web hoặc di động trong Khu vực Cá nhân FBS và nhận tới 140$ miễn phí trên tài khoản của bạn.
FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Yêu cầu của bạn đã được nhận
Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn
Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong
Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến
Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau
Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!
Cuốn sách Forex dành cho người mới sẽ hướng dẫn bạn vượt qua thế giới giao dịch.
Chúng tôi vừa gửi một thư kèm đường link đặc biệt đến email của bạn.
Hãy nhấn vào link này để xác nhận địa chỉ và nhận quyển hướng dẫn Forex cho người mới miễn phí.