-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách kích hoạt Thưởng Tăng Cấp?
Mở tài khoản Thưởng Tăng Cấp phiên bản web hoặc di động trong Khu vực Cá nhân FBS và nhận tới 140$ miễn phí trên tài khoản của bạn.
Hyperinflation
Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là gì?
Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát cực cao. Điều này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng, quá mức và mất kiểm soát của giá trong nền kinh tế. Như bạn đã biết, lạm phát đo lường tốc độ tăng giá hàng hóa và dịch vụ, theo đó, siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng nhanh, thường vượt quá 50% mỗi tháng.
Trong khi siêu lạm phát hiếm khi xảy ra ở các nền kinh tế tiên tiến, tình trạng này đã từng diễn ra nhiều lần trong suốt lịch sử phát triển tại Trung Quốc, Đức, Nga, Hungary và Argentina.
Siêu lạm phát có thể xuất hiện trong thời chiến và thời điểm kinh tế hỗn loạn trong một nền kinh tế bị chi phối bởi sản xuất và việc in một lượng lớn tiền giấy của ngân hàng trung ương.
Những điều cần biết về siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi giá cả tăng hơn 50% một tháng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo khuyến nghị từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, mức dữ liệu tiêu chuẩn được đo bằng CPI (Chỉ Số Giá Tiêu Dùng) là khoảng 2% mỗi năm. Chỉ số CPI đại diện cho giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn. Siêu lạm phát khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp cần sử dụng lượng tiền nhiều hơn để mua hàng hóa do giá cả tăng cao.
Trong khi giá tăng cao phản ánh tình trạng lạm phát thông thường thì siêu lạm phát được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân có thể lên tới 5-10% mỗi ngày. Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ này vượt quá 50% một tháng.
Hãy tưởng tượng chi phí thực phẩm của bạn tăng từ 500$/tuần lên mức 750$/tuần vào tháng tới và tiếp tục chạm mức 1125$/tuần vào tháng sau, v.v. Nếu tiền lương không theo kịp với tốc độ lạm phát của nền kinh tế, mức sống của người dân sẽ giảm vì họ không có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu và chi phí sinh hoạt.
Siêu lạm phát có thể gây ra một số hậu quả cho nền kinh tế. Mọi người sẽ có xu hướng tích trữ hàng hóa, kể cả những thứ dễ hư hỏng như thực phẩm do giá cả tăng cao, theo đó, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực. Khi giá cả tăng cao, tiền mặt hoặc tiền tiết kiệm được giữ trong ngân hàng sẽ giảm giá trị hoặc trở nên vô giá trị vì đồng tiền có sức mua kém hơn. Với tình hình tài chính này, người tiêu dùng có thể bị phá sản.
Ngoài ra, người dân sẽ ngừng đầu tư tiền vào các tổ chức tài chính, khi đó, các ngân hàng và người cho vay sẽ phá sản. Thậm chí, việc thu thuế cũng sẽ bị suy giảm.
Ví dụ về siêu lạm phát
Tình trạng siêu lạm phát gần đây nhất được ghi nhận đó là cuộc khủng hoảng kinh tế của Venezuela bắt đầu vào năm 2013 và kéo dài cho đến nay. Mức lạm phát 2018 của nước này là 1,700,000%, GDP giảm 15%, hơn 3 triệu người bỏ xứ ra đi. Venezuela đứng thứ 169 (trong số 180 quốc gia) về Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions), khoảng 30% dân số không có việc làm. Hiện tại, ghi nhận vào tháng 3/2022, tình trạng lạm phát trong nước đạt 2,000%. Là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, quốc gia này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nhu yếu phẩm cơ bản, thực phẩm, thuốc men và xăng dầu. Mặc dù lạm phát có dấu hiệu chậm lại và tình hình dần được cải thiện, tuy nhiên, nhiều gia đình tại quốc gia Nam Mỹ này vẫn đang phải vật lộn để kiếm sống.
Điều gì dẫn đến tình trạng siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra từ hai nguyên nhân chính: tăng cung nguồn tiền và lạm phát do cầu kéo (demand-pull inflation). Nguyên nhân đầu tiên xảy ra khi chính phủ của một quốc gia bắt đầu in tiền để chi trả cho các khoản chi phí. Nguồn cung tiền tăng tỷ lệ thuận với giá cả, điều này giống với lạm phát thông thường.
Về lạm phát do cầu kéo, điều này xảy ra khi nhu cầu tăng vượt quá nguồn cung và đẩy giá hàng hoá/dịch vụ. Tình trạng này có thể xuất phát từ chi tiêu của người tiêu dùng tăng lên do nền kinh tế đang phát triển, xuất khẩu tăng đột biến hoặc do chính phủ tăng chi tiêu.
Hai lý do này thường đi đôi với nhau. Thay vì cắt giảm nguồn cung để ngăn chặn lạm phát, ngân hàng trung ương có thể tiếp tục in thêm tiền. Khi luận chuyển tiền tệ quốc gia được thúc đẩy, giá cả cũng tăng vọt. Một khi người tiêu dùng nhận thức được tình hình hiện tại, họ dự báo lạm phát sẽ tiếp tục gia tăng và mua nhiều hơn ở thời điểm hiện tại để ngăn ngừa mức giá tăng cao sau này. Lượng cầu dư thừa sẽ khiến tình trạng lạm phát trở nên trầm trọng hơn. Việc người tiêu dùng tích trữ hàng hóa đồng thời sẽ tạo ra tình trạng thiếu hụt.
Ảnh hưởng của siêu lạm phát
Siêu lạm phát tăng nhanh sẽ làm mất giá đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối khi giá trị tương đối của tài sản giảm so với các đồng tiền khác. Tình trạng này buộc những người nắm giữ đồng tiền quốc gia phải cắt giảm các khoản tiết kiệm và chuyển sang lựa chọn đồng ngoại tệ có giá trị ổn định hơn.
Để không phải trả giá cao hơn trong tương lai do siêu lạm phát, mọi người thường bắt đầu đầu tư vào hàng hóa lâu bền như thiết bị, xe hơi, đồ trang sức, v.v. Khi siêu lạm phát tiếp tục phát triển, mọi người bắt đầu có xu hướng tích trữ hàng hóa dễ hư hỏng.
Tuy nhiên, thực tế này tạo ra một vòng luẩn quẩn: khi giá cả tăng lên, mọi người tích lũy nhiều hàng hóa hơn, tạo ra nhu cầu hàng hóa cao hơn và giá cả tiếp tục tăng. Nếu siêu lạm phát không có dấu hiệu suy giảm, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế.
Siêu lạm phát có thể dẫn đến việc chuyển đổi nền kinh tế trong nước sang nền kinh tế hàng đổi hàng (barter economy), ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này cũng có thể phá hủy hệ thống tài chính khi các ngân hàng ngừng cho vay.
2022-07-27 • Cập nhật