-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách kích hoạt Thưởng Tăng Cấp?
Mở tài khoản Thưởng Tăng Cấp phiên bản web hoặc di động trong Khu vực Cá nhân FBS và nhận tới 140$ miễn phí trên tài khoản của bạn.
Financial Institution
Thể Chế Tài Chính - FI
Các thể chế tài chính (FI) là những tập đoàn chịu trách nhiệm về việc cung tiền cho thị trường thông qua việc chuyển các quỹ từ nhà đầu tư đến các công ty dưới hình thức các khoản vay, tiền gửi và đầu tư. Các hình thức thể chế tài chính phổ biến nhất bao gồm các ngân hàng thương mại, công ty tín thác, ngân hàng đầu tư, công ty môi giới hoặc đại lý đầu tư, công ty bảo hiểm và các quỹ quản lý tài sản. Các hình thức khác như các liên minh tín dụng và công ty tài chính. Các thể chế tài chính chịu trách nhiệm kiểm soát cung tiền trong thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
TÌM HIỂU SÂU về Thể Chế Tài Chính - FI
Các thể chế tài chính đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia, ngày càng trở nên quan trọng tại các nền kinh tế đang phát triển. Các thể chế này đáp ứng các yêu cầu về nguồn vốn dài hạn cho các ngành công nghiệp chính. Vì các thể chế tài chính đóng vai trò rất quan trọng đối với phần lớn công dân qua việc cung cấp tất cả giao dịch tài chính, nhu cầu tiết kiệm và đầu tư, và chính phủ thấy cần thiết phải giám sát và điều tiết các ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ tài chính khác. Vì cùng một lý do, việc thể chế tài chính đứng trước nguy cơ phá sản có thể dẫn đến nhiều hoảng loạn trong nền kinh tế. Các tổ chức như Tập Đoàn Bảo Hiểm Tiền Gửi Liên Bang (FDIC) có trụ sở tại Mỹ sẽ kiểm soát các tài khoản tiền gửi thông thường để bảo vệ các cá nhân và doanh nghiệp khỏi nhiều rủi ro trong các giao dịch tài chính ký quỹ tại các thể chế tài chính. Việc niềm tin vào các thể chế tài chính giảm sút có thể gây ra thêm các tác động bên ngoài tiêu cực đến nền kinh tế.
Các Kiểu Thể Chế Tài Chính
Hầu hết mọi người làm việc với nhiều thể chế tài chính khác nhau mỗi ngày. Dù rằng đó là gửi tiền vào, đăng ký vay nợ hay đổi tiền, các thể chế tài chính là một phần không thể tách rời khỏi các hoạt động này.
Các thể chế tài chính về cơ bản có thể được chia thành hai loại: các thể chế tài chính ngân hàng và các thể chế tài chính phi ngân hàng. Các thể chế tài chính ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại đóng vai trò chính trong việc chấp nhận gửi tiền và cho vay. Các thể chế tài chính phi ngân hàng bao gồm các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê... Hãy cùng quan sát kỹ hơn cả hai loại thể chế tài chính.
Ngân hàng được xem là các thể chế tài chính ngân hàng được biết đến rộng rãi nhất. Đây là trung gian tài chính đóng vai trò như người môi giới giữa người gửi hoặc cung cấp tiền và những người vay cần dùng số tiền đó. Nhiệm vụ chính của một thể chế tài chính ngân hàng là chấp nhận tiền gửi và sau đó dùng các nguồn quỹ đó để cung cấp khoản vay cho khách hàng của mình, là những người sẽ tận dụng tiền đó để chi trả mua sắm, giáo dục, mở rộng kinh doanh, hay đầu tư vào phát triển v.v. Một ngân hàng cũng đóng vài trò như một đại lý thanh toán khi cung cấp tổ chức các dịch vụ thanh toán bao gồm cung cấp thẻ ghi nợ, tín dụng, chi phiếu, hạ tầng gửi tiền trực tiếp, hối phiếu ngân hàng, v.v. Các mục đích chính khi gửi tiền vào ngân hàng chính là sự thuận tiện, thu nhập từ lãi suất và sự an toàn. Khả năng cho vay tiền của ngân hàng được quyết định bởi số tiền dự trữ dư thừa và tỉ lệ dự trữ tiền mặt mà ngân hàng nắm giữ. Khá dễ dàng để một ngân hàng huy động tiền vì một số tài khoản nhất định như tiền gửi không kỳ hạn không phải trả lãi cho chủ tài khoản. Ngân hàng kiếm tiền từ việc đầu tư tiền mà họ nhận được từ các khoản tiền gửi, đôi khi là các tài sản và chứng khoán tài chính, nhưng phần lớn là từ các khoản vay.
Cũng có một số thể chế tài chính phi ngân hàng bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty cho thuê, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, v.v. Một thể chế tài chính phi ngân hàng cung cấp nhiều loại dịch vụ tài chính. Các ngân hàng đầu tư cung cấp các dịch vụ cho các tập đoàn bao gồm bảo lãnh phát hành nợ và cổ phần, giao dịch chứng khoán, đầu tư, các dịch vụ cố vấn tập đoàn, giao dịch phái sinh, các thể chế tài chính như các công ty bảo hiểm cung cấp sự bảo vệ trước những mất mát cụ thể mà gói bảo hiểm chi trả cho. Các quỹ lương hưu và quỹ tương hỗ đóng vai trò như các thể chế tiết kiệm mà các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các quỹ của họ bằng các công cụ đầu tư chung và nhận lại thu nhập lãi suất. Những bên tạo lập thị trường hoặc các thể chế tài chính đóng vai trò môi giới và đại lý trung gian thực hiện các giao dịch về tài sản tài chính như phái sinh, tiền tệ, vốn sở hữu, v.v. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác như các công ty cho thuê thì hỗ trợ việc mua thiết bị, các công ty tài chính bất động sản thì cấp vốn để mua bất động sản và các bên tư vấn tài chính cung cấp lời khuyên chuyên môn để lấy phí.
Khác biệt chính giữ hai loại thể chế tài chính là các thể chế tài chính ngân hàng có thể chấp nhận tiền gửi vào các khoản tiết kiệm khác nhau và các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, điều này các thể chế tài chính phi ngân hàng không thể thực hiện được.
2022-12-07 • Cập nhật