
Nếu bạn đang cân nhắc giao dịch toàn thời gian, bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với nhiều thử thách.
2023-03-28 • Cập nhật
Khi bạn đọc hoặc xem các phân tích, bạn thường bắt gặp lời khuyên sau: "Bạn nên giao dịch dựa trên tâm lý thị trường". Bạn có ngạc nhiên khi thị trường có cảm xúc thực sự không? Tất nhiên là nó có đấy! Vì thị trường nói đơn giản chính là một đám đông những người chơi khác nhau, hầu hết là con người thật sự, họ có một nền tảng tâm lý rất mạnh mẽ. Thị trường tài chính được thúc đẩy bởi cảm xúc, đó là nơi các trader thông minh khai thác nhằm kiếm tiền. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về các loại tâm lý thị trường và các phép đo của nó.
Tâm lý thị trường là gì?
Nói chung, thuật ngữ "tâm lý thị trường" đề cập đến tâm trạng của thị trường trong phiên giao dịch hiện tại. Chúng ta có thể so sánh tâm lý trên thị trường với tâm trạng của các cá nhân. Nó có thể thay đổi nhanh chóng vì những lý do khác nhau, vì nó bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, cảm xúc và hành động khác nhau.
Tâm lý xác định lượng cung và cầu đối với một loại tiền tệ, cổ phiếu hoặc hàng hóa cụ thể. Nếu thị trường tích cực về triển vọng hiện tại, thì mọi người bắt đầu mua nhiều hơn, cầu được kích thích và do đó, đẩy giá lên các đỉnh mới. Chúng ta có thể gọi đó là một thị trường tăng giá (bullish). Ngoài ra, nếu thị trường bi quan, giá dự kiến sẽ giảm. Trong trường hợp này, thị trường sẽ giảm giá (bearish).
Cảm xúc chiếm đa số trong một thị trường thường quyết định tâm lý chung của thị trường đó. Đó là, tâm lý tăng hoặc giảm mạnh sẽ chiếm lĩnh thị trường sớm hay muộn. Hãy tưởng tượng rằng bạn đã quyết định mở một lệnh bán cho cặp AUD/USD. Cùng lúc đó, các tin tức tích cực đã được công bố và cải thiện tâm lý thị trường. Tâm lý chấp nhận rủi ro dẫn đến sự gia tăng của các tài sản dễ bị tác động bởi rủi ro. Bạn đã quyết định làm theo đề xuất của mình và không xem xét đến tâm lý thị trường. Cặp tiền bắt đầu tăng và bạn mất tiền vì bạn cần chú ý đến tâm lý thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của tâm lý trên thị trường có thể giúp bạn tránh được loại sai lầm này.
Sự khác biệt giữa tâm lý thị trường và các yếu tố cơ bản
Tâm lý thị trường thường được mô tả như một hình thức phân tích cơ bản. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Sự khác biệt chính giữa chúng nằm ở thời gian. Tâm lý có xu hướng dẫn dắt thị trường trong ngắn hạn. Trong một khoảng thời gian ngắn, các chuyển động trên thị trường hoàn toàn dựa trên cảm xúc của trader và tin tức. Khi bạn giao dịch trên các khung thời gian lớn hơn, bạn cần chú ý đến các nguyên tắc cơ bản, bao gồm kịch bản kinh tế chung, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương và điều kiện kinh tế của một quốc gia.
Giả sử, Hoa Kỳ có tình hình kinh tế mạnh mẽ và Cục Dự Trữ Liên Bang dự định tăng lãi suất trong những tháng tới. Điều này làm cho USD hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và trader trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng giá không di chuyển theo đường thẳng từ điểm A đến điểm B. Do đó, giá của USD có những thăng trầm trong xu hướng tăng dài hạn. Có một số lý do đằng sau các biến chuyển này và tâm lý thị trường là một trong số đó. Tâm lý thị trường thường dựa trên các dữ liệu ngắn hạn hoặc tin tức quan trọng.
Bây giờ, hãy xem qua về các loại tâm lý rủi ro.
Tâm lý thị trường được chia thành hai loại: tâm lý loại bỏ rủi ro và tâm lý chấp nhận rủi ro. Cả hai đều mô tả một tình huống trên thị trường khi phần lớn các nhà đầu tư lớn dịch chuyển dòng tiền của họ tùy theo tình hình kinh tế toàn cầu hoặc các sự kiện địa chính trị.
Tâm lý chấp nhận rủi ro
Tâm lý chấp nhận rủi ro đề cập đến một môi trường mà ở đó các nhà đầu tư và trader không ngại hoạt động với các tài sản có rủi ro, chẳng hạn như cổ phiếu và tiền tệ có lãi suất cao và tiền tệ của các thị trường mới nổi. Các loại tiền tệ mang lại lãi suất cao hơn (đô la Úc và đô la New Zealand) trở nên hấp dẫn hơn trong môi trường rủi ro vì người mua loại tiền này được hưởng lãi suất đó. Tiền tệ của các thị trường mới nổi, như đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng real của Brazil, rand Nam Phi và peso Mexico cũng có thể được hưởng lợi trong thời điểm rủi ro. Cổ phiếu cũng được coi là tài sản có tính rủi ro, trái ngược với đồng đô la Mỹ hoặc trái phiếu kho bạc Mỹ.
Tâm lý chấp nhận rủi ro có thể kéo dài từ vài phút đến vài tuần tùy thuộc vào sức mạnh của nó. Nó cũng có thể thay đổi ngay lập tức theo các luồng thông tin mà các trader đang chú ý sát sao.
Tâm lý loại bỏ rủi ro (không thích rủi ro)
Tâm lý loại bỏ rủi ro trái ngược với chấp nhận rủi ro trên thị trường. Trong môi trường loại bỏ rủi ro, các nhà đầu tư và trader tránh hoạt động với các tài sản có tính rủi ro do sợ mất tiền. Họ chuyển tiền của họ từ tài sản có tính rủi ro sang tài sản trú ẩn an toàn.
Lý tưởng nhất, đồng tiền trú ẩn an toàn là loại tiền tệ thuộc về một quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai kết hợp với hệ thống chính trị và tài chính ổn định với tỷ lệ nợ trên GDP thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi quốc gia đều có tỷ lệ nợ cao so với GDP. Đó là lý do tại sao các trader tìm kiếm nơi có mức độ xấu thấp nhất để đặt tiền của họ. Trong tâm lý loại bỏ rủi ro, trader có xu hướng mua đồng yên Nhật, đồng franc Thụy Sĩ, đô la Mỹ, vàng và trái phiếu kho bạc Mỹ.
Những cách xác định tâm lý thị trường
Khối lượng. Nếu bạn giao dịch cổ phiếu, bạn có thể sử dụng khối lượng để đánh giá các điều kiện hiện tại của thị trường. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu của một cổ phiếu tiếp tục tăng, nhưng khối lượng thấp, điều này có thể có nghĩa là tâm lý thị trường suy yếu.
Trên thị trường Forex, bạn có thể áp dụng các chỉ báo khối lượng, chẳng hạn như chỉ số dòng tiền hoặc khối lượng cân bằng (On balance volume hay OBV) để đo lường tâm lý thị trường. OBV cho thấy kết quả đáng tin cậy hơn. Đó là sự bổ sung khối lượng tích lũy trong các giai đoạn khi thị trường đóng cửa tăng giá trừ đi tổng khối lượng trong các giai đoạn khi thị trường kết thúc giảm giá.
Nếu bất kỳ thay đổi nào (tăng hoặc giảm) xảy ra đối với đường OBV mà không kèm theo việc thay đổi giá đồng thời, điều này có thể cho thấy một xu hướng hiện tại sẽ đảo chiều trong tương lai gần. Tình huống này được minh họa trên biểu đồ H4 của cặp USD/CAD. Tuy nhiên, bạn nên tính đến các mức xác nhận khác trước khi đưa ra bất kỳ quyết định bất chợt nào.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các cách khác để đánh giá tâm lý thị trường.
Ở đây chúng tôi liệt kê các sử dụng phổ biến nhất:
- Chỉ số biến động CBOE (VIX). VIX còn được gọi là chỉ số sợ hãi. Nó theo dõi giá đối với các lựa chọn và đo lường biến động tiềm tàng. Giá này được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ bản thân trước bất kỳ khả năng điều chỉnh giá nào. Hãy nhớ rằng, nếu biến động tiềm ẩn càng cao, nỗi sợ hãi về sự thay đổi có thể xảy ra của xu hướng đó sẽ càng cao. Ngược lại, mức độ biến động thấp cho thấy tâm lý ổn định và sự tiếp tục của xu hướng hiện tại.
Ở biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng sự biến động đang giảm, điều này cho thấy sự tự tin của người chơi trong tình hình thị trường hiện tại và tâm lý chấp nhận rủi ro tăng lên, như đã xác nhận trên biểu đồ AUD/USD.
Kết luận
Nhiều người biết rằng hầu hết các trader giỏi trong thế kỷ trước đều là những chuyên gia tâm lý. Đó là bởi vì họ cần hiểu hành vi của đám đông và cố gắng dự đoán tâm lý thị trường. Ngày nay, bạn không cần phải là một chuyên gia tâm lý để đề xuất hướng đi tương lai của giá cả, vì có rất nhiều chỉ báo có thể giúp bạn đoán được tâm trạng hiện tại của thị trường. Mặc dù vậy, sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý thị trường là cần thiết để bảo vệ bạn khỏi những kết quả không mong muốn.
Nếu bạn đang cân nhắc giao dịch toàn thời gian, bạn cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với nhiều thử thách.
Trong giao dịch, chúng ta có thể dựa vào một loạt các tín hiệu vào lệnh khác nhau.
Mô hình biểu đồ tam giác là mô hình hợp nhất liên quan đến việc giá tài sản di chuyển trong phạm vi thu hẹp dần.
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
Mở tài khoản Thưởng Tăng Cấp phiên bản web hoặc di động trong Khu vực Cá nhân FBS và nhận tới 140$ miễn phí trên tài khoản của bạn.
FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.
Yêu cầu của bạn đã được nhận
Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn
Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong
Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến
Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau
Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!
Cuốn sách Forex dành cho người mới sẽ hướng dẫn bạn vượt qua thế giới giao dịch.
Chúng tôi vừa gửi một thư kèm đường link đặc biệt đến email của bạn.
Hãy nhấn vào link này để xác nhận địa chỉ và nhận quyển hướng dẫn Forex cho người mới miễn phí.