-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách kích hoạt Thưởng Tăng Cấp?
Mở tài khoản Thưởng Tăng Cấp phiên bản web hoặc di động trong Khu vực Cá nhân FBS và nhận tới 140$ miễn phí trên tài khoản của bạn.
Phân tích Thị trường Với Đường Tăng/Giảm
2023-01-27 • Cập nhật
Chỉ số giao dịch có thể là một lựa chọn bất thường. Tuy nhiên, đây là cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán và đánh giá ảnh hưởng của cổ phiếu đối với chỉ số. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn về một chỉ báo được tạo riêng cho các chỉ số giao dịch - Đường Tăng/Giảm.
Đường Tăng/Giảm (ADL) là một chỉ báo kỹ thuật ít phổ biến hơn so với các chỉ báo giao dịch khác như RSI, Stochastics và MACD. Mặc dù các chỉ báo khác dựa trên động lượng, được sử dụng nhằm mục đích xác định sức mạnh hay đà suy yếu của cổ phiếu, nhưng chỉ báo ADL là công cụ độc nhất, phản ánh độ rộng thị trường và cho biết có bao nhiêu người mua và người bán đang tham gia vào một đợt tăng hoặc giảm giá của thị trường chứng khoán.
Bài viết này sẽ thảo luận về chỉ báo A/D và ứng dụng của công cụ trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, bạn có thể thêm chỉ báo vào Metatrader và sử dụng trên tất cả các loại tài sản, không chỉ cổ phiếu và chỉ số.
Đường Tăng/Giảm là gì?
Đường Tăng/Giảm (ADL) là một chỉ báo kỹ thuật phản ánh chênh lệch giữa số lượng cổ phiếu tăng và giảm hàng ngày. Hầu hết chỉ báo này được sử dụng cho giao dịch cổ phiếu và chỉ số. Nó cho thấy sự tham gia của một cổ phiếu vào xu hướng tăng hoặc giảm của thị trường.
Các chỉ số phổ biến nhất là chỉ số gia quyền vốn hóa (capitalization-weighted indice). Đây còn được gọi là chỉ số giá trị thị trường gia quyền (market value-weighted indice). Tỷ trọng của một cổ phiếu cụ thể được xác định bởi tổng vốn hóa thị trường của nó. Trong các chỉ số này, các cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn hơn có tỷ trọng cao hơn và bất kỳ thay đổi nào về giá các cổ phiếu này sẽ có tác động lớn hơn đến kết quả của chỉ số. Ví dụ, trong S&P 500, cổ phiếu Apple có tỷ trọng lớn nhất.
Do có nhiều chỉ số gia quyền vốn hóa, chẳng hạn như S&P 500, DJIA và NASDAQ Composite, các cổ phiếu có vốn hóa thị trường cao hơn sẽ ảnh hưởng không tương xứng đến kết quả chỉ số. Do đó, ADL cho biết tỷ lệ cổ phiếu của chỉ số tham gia vào hướng thị trường.
Ví dụ, nếu chỉ số chứng khoán gia quyền vốn hóa tăng 3%, điều quan trọng là các nhà giao dịch phải nắm được hai điều. Đầu tiên, ta cần đánh giá xem liệu sự gia tăng của chỉ số có phải đến từ sự gia tăng của các cổ phiếu chính yếu hay không. Thứ hai, ta cần tìm hiểu xem liệu sự gia tăng của chỉ số có phải đến từ kết quả hoạt động vượt trội của một công ty có tỷ trọng lớn trong chỉ số hay không. Đường A/D có thể cung cấp những thông tin đó.
Công thức Đường Tăng/Giảm
Đường A/D rất dễ tính toán và dễ hiểu. Về bản chất, đường A/D có ba thành phần. Thứ nhất là cổ phiếu tăng, thứ hai là cổ phiếu giảm và thứ ba là những cổ phiếu tăng giá ròng trước đó.
Cổ phiếu tăng cho biết tổng số cổ phiếu đã tăng vào ngày qua trong một chỉ số thị trường. Cổ phiếu giảm cho biết tổng số cổ phiếu giảm vào ngày qua trong một chỉ số thị trường. Và cuối cùng, các giá trị ròng A/D kỳ trước đề cập đến tổng ròng của các cổ phiếu tăng và giảm trong ngày qua.
Tóm tắt:
Trong đó:
Cổ phiếu tăng (Advancing Stock) đề cập đến số lượng cổ phiếu tăng giá trị hàng ngày;
Cổ phiếu giảm (Declining Stock) đề cập đến số lượng cổ phiếu giảm giá trị hàng ngày;
Giá trị ròng A/D kỳ trước (Previous Net Advances) đề cập đến tổng ròng của các cổ phiếu tăng và giảm hàng ngày.
Đường Tăng/Giảm trong MetaTrader
Chỉ báo đường A/D không có trong danh sách chỉ báo tiêu chuẩn, bạn cần tự cài đặt tính năng này. Để tiến hành, bạn cần thực hiện một số bước:
- Trước tiên, hãy tải Đường tăng giảm (Advance Decline Line) cho MT5 ở định dạng .mq5. Đối với MT4, bạn cần tải ở định dạng .mq4.
- Sau đó, mở nền tảng MT4 hoặc MT5 và vào Tệp (File) - Thư mục Mở Dữ liệu (Open Data Folder), sau đó chọn MQL4/5 - Cố vấn hoặc Chỉ báo (Experts or Indicators) và chuyển tệp chỉ báo ở định dạng MQL4/EX4 hoặc MQL5/EX5 vào thư mục này.
- Bắt đầu hoặc khởi động lại Metatrader 4/5 của bạn.
- Chọn biểu đồ và khung thời gian bạn muốn kiểm tra chỉ báo MT5 của mình.
- Nhấn vào “Chèn” (Insert), sau đó chọn “Chỉ báo” (Indicators) và bạn sẽ tìm thấy “Đường tăng/giảm” (Advance/decline line) trong phần “Chỉ báo tùy chỉnh” (Custom Indicators).
- Sau khi điều chỉnh cài đặt, nhấn ok và Đường Tăng/Giảm sẽ được tích hợp trên biểu đồ của bạn.
Tín hiệu Đường Tăng/Giảm
Có hai tín hiệu chính mà đường A/D đưa ra. Hãy cùng đi vào tìm hiểu.
Sức mạnh xu hướng
Đầu tiên, các nhà giao dịch có thể sử dụng công cụ này để xác nhận sức mạnh của xu hướng. Chúng tôi đã đề cập đến điều này trước đây, nhưng hãy lưu ý lại: khi đường A/D di chuyển đi lên cùng với hành động giá, điều đó cho thấy một xu hướng tăng mạnh.
Chúng ta thấy có sự tham gia rộng rãi của các cổ phiếu trong một xu hướng tăng và biến động giá dự kiến sẽ tiếp tục đi lên. Khi một đường đi xuống được kết hợp với hành động giá giảm, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm mạnh. Giá dự kiến sẽ tiếp tục di chuyển xuống.
Dưới đây, chúng ta sẽ thấy một ví dụ về biểu đồ giá S&P 500 được hiển thị với đường A/D sử dụng để xác nhận tình trạng của xu hướng giá hiện tại.
Giá của S&P500 và Đường Tăng/Giảm di chuyển theo cùng một chiều xu hướng tăng. Đường A/D xác nhận hành động giá bằng cách đi lên. Điều này cho thấy sự tham gia mạnh mẽ của các cổ phiếu trong xu hướng tăng này và cung cấp một mức độ xác nhận nào đó về xu hướng giá.
Khả năng đảo chiều
Thứ hai, các nhà giao dịch có thể sử dụng đường A/D để phát hiện các điểm xoay tiềm năng (pivot point). Tại thời điểm có khả năng đảo chiều trong một xu hướng tăng hiện tại, chúng ta nên kỳ vọng hành động giá sẽ tạo các đỉnh cao hơn và đường A/D sẽ tạo các đỉnh thấp hơn. Đây được gọi là sự phân kỳ giảm giữa giá và đường A/D.
Mặt khác, chúng ta có thể xác định khả năng đảo chiều trong một xu hướng giảm hiện tại bằng cách nghiên cứu biểu đồ giá và tìm kiếm các đáy dao động đang dần hạ thấp trong khi đường A/D đang tạo ra các đáy cao hơn. Đây được gọi là phân kỳ tăng giữa giá và đường A/D.
Dưới đây, bạn có thể tìm thấy một ví dụ về biểu đồ giá Nasdaq được hiển thị với đường A/D, sử dụng để xác định chênh lệch giữa giá và đường A/D.
Hành động giá NASDAQ đã tạo ra hai mức đáy dao động chính, với mức đáy thứ hai thấp hơn mức đáy thứ nhất. Đồng thời, đường A/D đã tạo ra một mô hình trong đó mức đáy thứ hai cao hơn mức đáy thứ nhất. Điều này tạo ra sự phân kỳ tăng giữa giá và đường A/D.
Ví dụ về Đường Tăng/Giảm
Biểu đồ bên dưới hiển thị đường A/D cho Chỉ số S&P 500. Biểu đồ này cho thấy tỷ lệ giảm mạnh khi đại dịch Covid được công bố vào năm 2020. Điều này xảy ra khi số lượng cổ phiếu giảm và khối lượng của chúng tăng lên trong chỉ số S&P 500.
Ngay sau đó, chỉ báo tăng lên khi số lượng cổ phiếu biến động đi lên và khối lượng của chúng tăng dần.
Trở ngại của Đường Tăng/Giảm
Đường A/D không phải lúc nào cũng cung cấp dữ liệu chính xác cho cổ phiếu NASDAQ. Điều này là do NASDAQ thường liệt kê các công ty nhỏ, mang tính đầu cơ, nhiều công ty trong số đó sẽ thất bại hoặc bị hủy niêm yết. Mặc dù các cổ phiếu bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch, nhưng chúng vẫn nằm trong các giá trị đường A/D được tính toán trước đó. Điều này ảnh hưởng đến các tính toán trong tương lai được thêm vào giá trị tích lũy trước đó. Vì vậy, đường A/D đôi khi sẽ giảm trong thời gian dài, ngay cả khi giá chỉ số NASDAQ đang tăng.
Một điểm khác cần lưu ý là một số chỉ số được tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Điều này có nghĩa là công ty càng lớn thì càng có nhiều ảnh hưởng đến biến động của chỉ số. Đường A/D cho tỷ trọng như nhau đối với tất cả các cổ phiếu. Do đó, đây là một chỉ số tốt hơn cho các cổ phiếu có vốn hóa trung bình, nhỏ và trung bình, chứ không phải ít hơn các cổ phiếu vốn hóa lớn hoặc siêu lớn.
Kết luận
Đường Tăng/Giảm là một chỉ báo tuyệt vời có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về hành động giá trong một chỉ số thị trường chính. Tín hiệu giao dịch đáng tin cậy nhất mà đường A/D đưa ra là tín hiệu phân kỳ. Các nhà giao dịch nên chú ý đến tín hiệu phân kỳ tăng hoặc giảm giữa hành động giá và đường A/D. Những sự kiện này thường dẫn đến sự đảo chiều thị trường, có thể mang lại lợi nhuận cao cho nhà giao dịch.