Thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể như một chiến thắng cho Điện Kremlin, nhưng trên thực tế, đó là một chiến thắng cho Đức. Berlin đã lên tiếng ủng hộ việc hoàn thành dự án, Nord Stream 2 không thể hoàn thành nếu không có sự ủng hộ của Đức.
Sau một loạt các biện pháp trừng phạt: tài chính, chính trị và công nghệ, Mỹ đi đến thỏa thuận với Đức vì nhận thấy rằng không có ý nghĩa gì khi trừng phạt một dự án đã hoàn thành hơn 90%. Tổng thống Joe Biden đã từ bỏ việc ngăn chặn Nord Stream 2, tin rằng đã quá muộn và thấy tốt hơn là liên minh với Đức. Washington mong muốn sự hợp tác của Berlin và Châu Âu, với mục đích lôi kéo đồng minh đối mặt với một đối thủ lớn hơn là Trung Quốc.
Thỏa thuận này thể hiện nghĩa vụ duy trì vị thế của Ukraine như một quốc gia trung chuyển khí đốt. Để bảo vệ Ukraine, Hoa Kỳ và Đức cam kết sử dụng tất cả các đòn bẩy có sẵn để tạo điều kiện gia hạn thêm tới mười năm cho thỏa thuận vận chuyển khí đốt của Ukraine với Nga khi thỏa thuận này hết hạn vào năm 2024.
Đối với Ukraine, phương Tây đang cố gắng bù đắp cho vị thế suy yếu của nước này bằng cách đưa nước này vào quá trình chuyển đổi năng lượng trên toàn châu Âu. Năng lượng mới là một lĩnh vực mà Ukraine đã có năng lực khá tốt, và nếu nắm bắt được cơ hội, nước này có thể trở thành nước xuất khẩu năng lượng xanh sang EU.

ĐĂNG NHẬP